Thông tin tổng quan về ngành Quản lý giáo dục

0
1107

Giáo dục nắm giữ một vị trí quan trọng trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử loài người. Việc phát huy vai trò của lĩnh vực này trong thực tiễn phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý giáo dục.

quan ly giao duc la gi
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội hiện nay

Thế nào là quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển hệ thống về mặt số lượng cũng như chất lượng.

quan ly giao duc
Quản lý giáo dục là gì ? (Ảnh minh họa)

Lựa chọn theo nghề quản lý giáo dục bạn sẽ được trang bị các kiến thức, kĩ năng về quản lý hoạt động dạy và học; quản lý cơ sở vật chất; quản lý phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục; quản lý độ ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục; xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ; quản lý hành chính, nhân sự;… Hay nói cách khác, ngành quản lý giáo dục cung cấp các phương tiện trong việc tổ chức, hoạt động giáo dục và giám sát đánh giá hoạt động giáo dục đó.

Ngành quản lý giáo dục ra làm gì

viec lam quan ly giao duc
Cơ hôi nghề nghiệp cho ngành quản lý giáo dục (Ảnh minh họa)

Nhiều ý kiến thắc mắc rằng “Ngành quản lý giáo dục ra làm gì?”. Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này có thể công tác ở các phòng giáo dục; Sở Giáo dục và Đào tạo; các trường đại học, cao đẳng,…; các phòng hoặc trung tâm khảo thí;… từ đó trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng thực hành mà môi trường đại học chưa thể cung cấp cho bạn.

Ngoài ra, nếu là người đã có kinh nghiệm trong ngành quản lý giáo dục thì chắc chắn rằng cơ hội việc làm cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Một số vị trí tuyển dụng dành cho bạn có thể kể đến là: chuyên viên ở các phòng ban chức năng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; chuyên viên phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, trung tâm nghiên cứu về giáo dục và tâm lý giáo dục; làm hoạt động tư vấn tại các trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành giáo dục học;…

Như vậy, cơ hội nghề nghiệp cho ngành quản lý giáo dục là không hề nhỏ tuy nhiên muốn có công việc ổn định và thành công với nghề thì không phải ai cũng làm được. Hy vọng bài viết trên giúp bạn có được cái nhìn cơ bản về quản lý giáo dục trong thời đại hiện nay, hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa ra quyết định về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai nhé bạn.

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!